Trong trường hợp nào phải xin giấy phép xây dựng khi sửa nhà

Trong trường hợp nào phải xin giấy phép xây dựng?

Theo quy định, nếu như bạn có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, mà chỉ sửa nội thất trong nhà như sơn sửa, thay gạch nền … tức là chỉ thay đổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không liên quan tới phần diện tích xây dựng hay kết cấu công trình thì bạn vẫn phải xin giấy phép sửa nhà.

Nhưng giấy phép sửa nhà này chỉ cần xin ở phường. Bởi việc sửa chữa nhà ở khi chưa xin phép sẽ gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.

Đơn xin sửa chữa nhà trên không tốn chi phí và thủ tục làm đơn giản.

Trong trường hợp bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa nhà là điều cần thiết. Giấy phép xây dựng này sẽ do UBND cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa chữa cấp phép.

Thủ tục sửa nhà nâng tầng thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới bởi khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.

Hồ sơ này do Quận cấp phép.

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa, cải tạo gồm:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16;
    • Giấy tờ về quyền sử dụng đất;
    • Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạ

Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 200.000 VND – 500.000 VND. (Chưa tính phí bản vẽ)

Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng của Quận nơi bạn sinh sống.

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

      • Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.
      • Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3:Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

>Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

1 số mức phạt đối với hành vi không xin phép xây dựng

Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP có quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định;

b) Không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình;

c) Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công theo quy định.

3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư Vấn Miễn Phí